TIẾP NHẬN SỰ CỨU RỖI BẰNG CÁCH NÀO? Tin Lành Đấng Christ – Bài Số 4

god, jesus, apostles

Trong bài học này chúng ta sẽ nhận biết khi Tin Lành đã sẵn sàng và được rao ra bởi Các Sứ Đồ và Đức Thánh Linh thì tội nhân sẽ phải nghe và vâng phục Tin Lành như thế nào để được cứu.

I.            THÔNG QUA NGƯỜI RAO GIẢNG TIN LÀNH.

Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.

Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được?

Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin?

Nếu chẳng ai rao giảngthì nghe làm sao?

Lại nếu chẳng ai được sai đithì rao giảng thể nào?

Như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin Lành là tốt đẹp biết bao! Nhưng chẳng phải mọi người đều nghe theo tin lành đâu; vì Ê-sai có nói rằng: Lạy Chúa, ai tin lời chúng tôi rao giảng?

Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Ðấng Christ được rao giảng. Roma 10:13-17

Như trên cho chúng ta thấy rằng một người có thể tin Đấng Christ chỉ qua một cách duy nhất là.

Muốn được cứu thì phải kêu cầu danh Chúa, mà muốn kêu cầu thì phải tin vào lời của Đấng Christ, mà muốn tin lời Đấng Christ thì phải nghe lời của Đấng Christ, mà muốn nghe được lời của Đấng Christ thì phải có người chịu sai từ Đấng sai rao giảng về Đấng Christ.

Như vậy có hai phần mà chúng ta cần nắm vững.

  • Đấng chân thật sai người chịu sai rao giảng đạo chân thật. PHẦN NÀY THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.
  • Người nghe đạo chân thật sinh ra đức tin chân thật mà được cứu bởi đức tin. PHẦN NÀY THUỘC VỀ TỘI NHÂN.

II.            PHẦN THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.

Chúng ta biết Đức Chúa Trời muốn cho mọi người được cứu rỗi trong Đấng Christ nên Ngài đã sai Các Sứ Đồ rao giảng Tin Lành Đấng Christ.

Phải biết rằng có hai yếu tố mà chúng ta cần nắm vững.

  • Ý muốn cứu loài người không phải là ý tưởng của Các Sứ Đồ. Mà là ý của Đức Chúa Trời. Cho nên Đức Chúa Trời là Đấng sai.
  • Vì ý muốn của Đức Chúa Trời mà Ngài lập chức Sứ Đồ để sai họ làm trọn ý muốn của Ngài. Cho nên Các Sứ Đồ là người chịu sai và được sai.

Có ba Đấng chân thật trong một Đức Chúa Trời, có phép sai, gọi, lịnh, bảo, khiến … vũ trụ vạn vật này hay nằm trong thế chủ động. Đó là ĐỨC CHÚA CHA, ĐỨC CHÚA CON và ĐỨC THÁNH LINH.

1.      Đức Chúa Trời sai, lịnh, bảo, gọi, khiến Các Sứ Đồ.

Phao-lô, làm Sứ Đồ, chẳng phải bởi loài người, cũng không nhờ một người nào, bèn là bởi Ðức Chúa Jêsus Christ và Ðức Chúa Trời, tức là Cha, Ðấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, Galati 1:1

2.      Đức Chúa Jêsus Christ sai, lịnh, bảo, gọi, khiến Các Sứ Đồ.

Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy. Giăng 20:21

3.      Đức Thánh Linh sai, lịnh, bảo, gọi, khiến Các Sứ Đồ.

Vậy, Sau-lơ và Ba-na-ba đã chịu Ðức Thánh Linh sai đi, bèn xuống thành Sê-lơ-xi, rồi từ đó đi thuyền đến đảo Chíp-rơ. Công vụ 13:4

Và thẩm quyền sai phái (ra lệnh, nói, phán, dạy, bảo, khiến… cầm quyền) hiện tại thuộc về Đấng duy nhất. Là Đấng Christ.

     Đức Chúa Trời sai phái qua Đấng Christ.

… Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó! Mathiơ 17:5

Môi-se có nói rằng: Chúa là Ðức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lên trong anh em các ngươi một Ðấng tiên tri như ta; các ngươi phải nghe theo mọi điều Ngài sẽ phán dặn. Hễ ai không nghe Ðấng tiên tri ấy sẽ bị truất khỏi dân sự. Hết thảy các tiên tri đã phán, từ Sa-mu-ên và các đấng nối theo người, cũng đều có rao truyền những ngày nầy nữa. Công vụ 3:22-24

Ðời xưa, Ðức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài,.. Hơbơrơ 1:1-2

     Đấng Christ có trọn quyền sai phái.

Ðức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Mathiơ 28:18

     Đức Thánh Linh sai phái theo ý Đấng Christ.

Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi. Mọi sự Cha có, điều là của ta; nên ta nói rằng Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi vậy. Giăng 16:13-15

Như vậy có Đấng sai và người chịu sai hay được sai. Đấng sai muốn ý của mình được thi hành. Người chịu sai vâng theo ý Đấng sai mình mà làm.

Một hình ảnh khác là Đức Chúa Trời là chủ và Các Sứ Đồ là tôi tớ. Chủ thì ra lệnh, còn tôi tớ thì thi hành mệnh lệnh. Có thể nói rằng Các Sứ Đồ là đồ dùng trong tay Đức Chúa Trời và Ngài muốn khiến làm gì thì đồ dùng làm bởi cớ Đấng sai khiến. Ví dụ từ lời Đức Chúa Trời cho trường hợp này là:

… vì có sự chi đã thắng hơn người, thì người là tôi mọi sự đó. 2 Phi-e-rơ 2:19

Anh em há chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục để được nên công bình hay sao? Roma 6:16

Hãy ghi nhớ rằng trong thế gian này luôn tồn tại 3 ý muốn.

  • Ý muốn của Đức Chúa Trời.
  • Ý muốn của ma quỉ
  • Ý muốn tư dục (riêng) của con người. Trong đó có ý mình và ý người khác.

Vậy nếu chúng ta chọn làm theo ý muốn nào thì làm tôi mọi cho ý muốn đó. Vậy thì người được sai rao giảng tin lành là Các Sứ Đồ.

III.            CÁC MẠNG LỆNH CỦA TIN LÀNH

A.     Nghe Tin Lành.

Chúng ta đã nắm được ý muốn của Đức Chúa Trời và biết được người chịu sai là Các Sứ Đồ, bây giờ chúng ta sẽ nghe Các Sứ Đồ rao giảng tin lành. Xem làm cách nào tội nhân được xưng công bình trong Đấng Christ.

Lời giảng đầu tiên của Sứ Đồ Phi-e-rơ sau khi Đức Thánh Linh đã giáng lâm. Công vụ 2:21-41

21 Vả lại ai cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu.

22 Hỡi người Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy: Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, tức là Người mà Đức Chúa Trời đã dùng làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ ở giữa các ngươi, để làm chứng cho Người trong vòng các ngươi, như chính các ngươi đều biết.

Trong câu 21 chúng ta thấy việc kêu cầu danh Chúa mang đến sự cứu rỗi, và Sứ Đồ bắt đầu phân tích hay rao giảng làm thế nào để có được sự cứu rỗi.

Việc đầu tiên là phải nghe. Mà nghe là nghe cái gì? Nghe về Đức Chúa Jêsus là Đấng mà Đức Chúa Trời đã dùng quyền năng và phép lạ để làm chứng cho. Kế đến là nghe về công việc của Đức Chúa Jêsus Christ.

  • Tức là nghe về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ.
  • Sự chết của Đấng Christ là sự định trước của Đức Chúa Trời vì Đấng Christ phải chết vì tội của cả thế gian.

29 Hỡi anh em, ta thật có thể nói cách vững vàng với anh em về tổ Đa-vít rằng người đã chết và chôn rồi, ngày nay mồ mả người còn ở giữa chúng ta. 30 Nhưng, vì người là đấng tiên tri, và biết Đức Chúa Trời đã thề hứa với người sẽ cho một hậu tự người ngồi trên ngai mình, 31 thì người đã thấy trước và nói trước về sự sống lại của Đấng Christ rằng: Ngài chẳng bị để nơi Âm phủ, và xác thịt Ngài chẳng thấy sự hư nát.

Mọi người trên thế gian nay khi chết đều phải đem chôn và xác thịt đó trở về bụi tức là hư nát. Nhưng Đấng mà Đức Chúa Trời định cho phải sống lại thì xác thịt không hề thấy sự hư nát và chẳng bị để nơi âm phủ. Và cũng chính Đấng Christ là hậu tự của vua Đa-vít sẽ trị vị vương quốc Đức Chúa Trời hay vương quốc Đấng Christ.

32 Đức Chúa Jêsus nầy, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó. 33 Vậy sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trờivà từ nơi Cha đã nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ranhư các ngươi đương thấy và nghe.

Như vậy về phần xác thịt Đấng Christ đã chết thế cho loài người và gánh tội lỗi cả thế gian, nhưng về thần linh thì việc từ kẻ chết sống lại tỏ ra Ngài là con Đức Chúa Trời hằng sống có quyền phép, và Ngài sống lại vì sự sống của chúng ta. Hiện Đấng Christ đang sống để trị vì vương quốc của Ngài như trên có nói “Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời” thì Đấng Christ ban Đức Thánh Linh xuống cho người tin theo Ngài. Như chính Các Sứ Đồ là những người đầu tiên tin theo Ngài thì họ đã nhận Đức Thánh Linh từ sự trị vì của Đấng Christ. Thì Các Sứ Đồ sống bởi Đức Thánh Linh và nói bởi Ngài. Như trên có nói rằng “Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đương thấy và nghe”. Tức là những người đang nghe lời Các Sứ Đồ giảng là đang nghe Đức Thánh Linh vậy.

34 Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời, nhưng chính người có nói:

Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng:

Hãy ngồi bên hữu ta, 35 Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi.

36 Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ.

Vậy đến đây thì kết luận rằng Đức Chúa Trời đã tôn Đức Chúa Jêsus làm Chúa và Đấng Christ. Và ai kêu cầu danh Chúa tức kêu cầu danh Christ thì sẽ được cứu!

37 Chúng nghe bấy nhiêu lờitrong lòng cảm độngbèn hỏi Phi-e-rơ và Các Sứ Đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?

Chúng ta thấy rằng khi nghe đến đó thì họ tin, làm sao chúng ta biết là họ tin vì lòng họ được cảm động. Nếu ai trong chúng ta có người thân yêu và nghe người thân yêu của mình nói rằng “tôi gần qua đời” thì trong lòng tự khắc nặng trĩu, quặn thắt, đau đớn, buồn bã, cảm nhận sự mất mát đang đến, bồn chồn, rồi kế đến rơi lệ và thốt lên lời ai ca (lời sầu não, bi thương). Đó là hành động tin vào lời của người nói từ sự nghe của mình.

Như vậy vì cớ lời giảng của Sứ Đồ bởi Đức Thánh Linh, lời đó tác động vào lòng người nghe làm cho người nghe nhận biết tội lỗi của mình thì họ tin và kêu cầu rằng “Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?” nếu họ chưa nghe sẽ không tin. Lại nếu không tin thì sẽ không kêu cầu. Nhưng như trên cho thấy họ đã nghe và tin rồi kêu cầu.

Trong câu hỏi trên cho thấy rằng họ đang kêu cầu danh Chúa vì “chúng ta phải làm chi?” để có sự cứu rỗi. Phải làm chi? Là đang chỉ đến hành động, có nghĩa là chúng tôi phải có hành động gì để có sự cứu rỗi! Đồng nghĩa rằng làm cách nào để có được sự sống!

B.     Mạng Lịnh Ăn Năn.

38 Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cảiai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mìnhrồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. 39 Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi.

Hối cải hay ăn năn có nghĩa là từ bỏ việc đang làm, đường đang đi, lối sống đang có. Ví dụ về người con trai cho ta thấy sự ăn năn.

Các ngươi nghĩ làm sao? Một người kia có hai đứa con trai; nói cùng đứa thứ nhứt, mà rằng: Con ơi, bữa nay con hãy ra làm vườn nho. Ðứa ấy thưa rằng: Vâng; rồi không đi. Ðoạn, người cha đi đến đứa thứ hai, cũng bảo như vậy. Ðứa nầy thưa rằng: Tôi không muốn đi. Nhưng sau ăn năn, rồi đi. Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha? Họ đáp rằng: Ðứa thứ hai. … Mathiơ 21:28-31

Chúng ta thấy đứa thứ hai đã nói là không đi tức có ý không muốn đi nhưng sau lại ăn năn có nghĩa là hành động đổi ý, rồi đi.

Ăn năn là mạng lịnh từ Đức Chúa Trời và là việc làm theo ý Đức Chúa Trời.

Vậy, bởi chúng ta là dòng dõi Ðức Chúa Trời, thì chớ nên ngờ rằng Chúa giống như vàng, bạc, hay là đá, bởi công nghệ và tài xảo của người ta chạm trổ nên. Vậy thì, Ðức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn, vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài đã lập, và Ðức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ. Công vụ 17:29-31

C.     Xưng Nhận Jêsus Là Christ.

Nhưng sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy: Chớ nói trong lòng ngươi rằng: Ai sẽ lên trời? ấy là để đem Ðấng Christ xuống; hay là: Ai sẽ xuống vực sâu? ấy là để đem Ðấng Christ từ trong kẻ chết lại lên. Nhưng nói làm sao? Ðạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin và chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Ðức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Ðức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lạithì ngươi sẽ được cứuvì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. Vả, Kinh-Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Roma 10:6-13

Bởi đó, ai xưng ta ra trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha ta ở trên trời; Mathiơ 10:32

Ngài phán rằng: Còn các người thì xưng ta là ai? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa là Ðấng Christ, con Ðức Chúa Trời hằng sống. Mathiơ 16:15-16

Ðức Thánh Linh phán cùng Phi-líp rằng: Hãy lại gần và theo kịp xe đó. Phi-líp chạy đến, nghe người Ê-thi-ô-bi đọc sách tiên tri Ê-sai, thì nói rằng: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng? Hoạn quan trả lời rằng: Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được? Người bèn mời Phi-líp lên xe ngồi kề bên. Vả, chỗ người đọc trong Kinh Thánh là đoạn nầy: Người đã bị kéo đi như con chiên đến hàng làm thịt, Lại như chiên con câm trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng mở miệng. Trong khi người hèn hạ thì sự đoán xét Người đã bị cất đi. Còn ai sẽ kể đời của Người? Vì sự sống Người đã bị rút khỏi đất rồi. Hoạn quan cất tiếng nói cùng Phi-líp rằngTôi xin hỏi ông, đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác? Phi-líp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó mà rao giảng Ðức Chúa Jêsus cho người. Hai người đương đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-tem chăng? Phi-líp nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: Tôi tin rằng Ðức Chúa Jêsus Christ là Con Ðức Chúa Trời. Công vụ 8:29-37

Khi ăn năn từ bỏ con đường tội lỗi, từ bỏ ý làm tôi mọi cho tội lỗi và muốn thoát khỏi sự chết. Thì việc tiếp theo là phải xưng nhận niềm tin của mình vì bởi nghe lời giảng về Đấng Christ mà trong lòng tin vào lời giảng thì bởi môi miệng xưng ra mà kêu cầu sự cứu rỗi nơi Đấng Christ mà được cứu! Câu cuối cho thấy hoạn quan xưng nhận Đức Chúa Jêsus Christ là con Đức Chúa Trời. Tức là tin vào lời giảng về Đấng Christ.

Đến đây thì chưa xong đâu vì mới chỉ là một bước trong các bước của sự cứu rỗi mà thôi vì bước đỉnh điểm của sự cứu rỗi vẫn còn ở phía trước. Vì nếu đến đây mà kết luận rằng chỉ xưng ra hay gọi “Chúa… Chúa” là được cứu thì Đức Chúa Jêsus Christ cảnh báo rằng:

Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán? Luca 6:46

Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Mathiơ 7:21

D.     Chịu Báp-Tem Sẽ Được Cứu.

Đó là mạng lịnh hay lời của Đấng Christ.

Ngài phán cùng Các Sứ Đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp-temsẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt. Mac 16:15-16

Và cũng là đức tin theo ý Đấng Christ. Hay còn gọi là đạo đức tin.

đặng mở mắt họ, hầu cho họ từ tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Sa-tan mà đến Ðức Chúa Trời, và cho họ bởi đức tin nơi ta được sự tha tội, cùng phần gia tài với các thánh đồ. Công vụ 26:18

Người tin phải là người được nghe về lời Đấng Christ. Kế đó tin lời Đấng Christ, rồi quyết định ăn năn, tiếp nữa là xưnh nhận niềm tin của mình. Đó chỉ mới là phần Ai tin và phần tiếp theo là chịu phép báp-temsẽ được rỗi. Đây là phương cách đi vào trong Đấng Christ và là điều kiện không thể bị tách rời.

Vì cớ là mạng lịnh của Đấng Christ nên người tội nhân phải vâng phục vì sự vâng phục mang đến sự cứu rỗi.

Dầu Ngài là Concũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài, Hơbơrơ 5:8-9

Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng; 1Phi-e-rơ 1:22

Đấng Christ là cội rễ của sự cứu rỗi đời đời không phải cho toàn thế gian này mà chỉ cho kẻ vâng lời Ngài thôi. Lời của Đấng Christ chính là lẽ thật, tội nhân cần phải vâng theo lời phán dạy của Đấng Christ được truyền bởi Các Sứ Đồ là tin và chịu phép báp-tem để được làm sạch lòng mình.

Sứ Đồ xác nhận việc nghe rồi tin mà không chịu báp-tem là không được cứu.

40 Phi-e-rơ lại lấy nhiều lời giảng nữa mà giục lòng và khuyên lơn chúng rằngCác ngươi khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy!

Nếu các người nghe Sứ Đồ giảng rồi chỉ tin mà được cứu thì làm sao trong mạng lịnh của Đấng Christ lại truyền chịu báp-tem? Lại nếu những người nghe rồi tin trước khi chịu báp-tem mà được cứu hay trở thành con Đức Chúa Trời, thì làm sao Sứ Đồ Phi-e-rơ hay Đức Thánh Linh nói bởi ông, lại nói thêm những lời giục lòng họ rằng “Các ngươi khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy!

Như vậy việc tin vào Tin Lành mang đến sự cứu rỗi là đúng, nhưng phải làm trọn các mạng lịnh về sự cứu rỗi thì mới được cứu. Như thế trường hợp chỉ tin thôi là chưa được cứu, hoặc chưa chịu báp tem mà nói rằng đã được cứu là hoàn toàn không làm theo lời Đấng Christ tức không vâng phục Tin Lành Đấng Christ. Cũng như nghịch lại với lời của Đức Thánh Linh.

Nghe hay tin mà không làm theo (chịu báp-tem) bị gọi là người dại dột, cũng như người không tin. Đồng một đức tin với ma-quỉ.

Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. Mathiơ 7:26

Ai tin và chịu phép báp-tem, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt. (Mac 16:16)

Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tinsong không có việc làm, thì ích chi chăngÐức tin đó cứu người ấy được chăng? Ví thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng? Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết. Giacơ 2:14-17

Ngươi tin rằng chỉ có một Ðức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ. Nhưng, hỡi người vô tri kia, ngươi muốn biết chắc rằng đức tin không có việc làm là vô ích chăng? Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, khi dâng con mình là Y-sác trên bàn thờ, há chẳng từng cậy việc làm được xưng công bình hay sao? Thế thì, ngươi thấy đức tin đồng công với việc làm nhờ việc làm mà đức tin được trọn vẹn. Giacơ 2:19-22

Tin rằng ly nước sẽ làm hết khát, nhưng không chịu cầm ly nước mà uống thì niềm tin ấy làm cho hết khát được chăng?

Lời cảnh báo từ Các Sứ Đồ của Đấng Christ nếu không vâng theo các mạng lịnh của Tin Lành Đấng Christ.

Vả, theo sự công bình Ðức Chúa Trời, thì ắt là Ngài lấy điều khổ báo cho những kẻ làm khổ anh em, và cho anh em, là kẻ chịu khổ, được nghỉ ngơi với chúng tôi, trong khi Ðức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừngbáo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Ðức Chúa Trờivà không vâng phục Tin Lành của Ðức Chúa Jêsus Christ chúng taHọ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài, 2Têsalônica 1:6-9

Vậy trở lại bài giảng của Sứ Đồ Phi-e-rơ. Chúng ta thấy sau khi giục lòng họ và họ vâng phục Tin Lành thì đều chịu báp-tem.

41 Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.

Sau khi chịu báp-tem thì họ được cứu bởi đức tin nhờ ân điển. Hay được cứu bởi đức tin nhờ Đấng Christ.

Vả, ấy là nhờ ân điểnbởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Ðức Chúa Trời. Êphêsô 2:8.

1.      Mục đích chịu phép báp-tem.

     Để được tha tội.

Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Ðức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Ðức Thánh Linh. Công vụ 2:38

     Vì sự cứu rỗi, sự sống đời đời.

Ai tin và chịu phép báp-tem, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt. Mac 16:16

     Để đi vào trong Đấng Christ.

Vì chưng anh em bởi tin Ðức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Ðức Chúa Trời. Vả, anh em thảy đều chịu phép báp tem trong Ðấng Christ, đều mặc lấy Ðấng Christ vậy. Galati 3:26-27

     Chịu phép báp-tem để có sự hiệp một trong thân thể Đấng Christ. Tức là đi vào một Hội Thánh của Đấng Christ. Hay trở nên hiệp một trong Đức Chúa Trời.

Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-tem chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa. 1Côrinhtô 12:13

… Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh. Công vụ 2:47

Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữađể cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến. Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng như chúng ta vẫn là mộtCon ở trong họ và Cha ở trong Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương Con. Cha ôi, Con muốn Con ở đâu thì những kẻ Cha đã giao cho Con cũng ở đó với Con, để họ ngắm xem sự vinh hiển của Con, là vinh hiển Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu Con trước khi sáng thế. Hỡi Cha công bình, thế gian chẳng từng nhận biết Cha; song Con đã nhận biết Cha, và những kẻ nầy nhận rằng chính Cha đã sai Con đến. Con đã tỏ danh Cha ra cho họ, Con lại sẽ tỏ ra nữa, để cho tình yêu thương của Cha dùng yêu thương Con ở trong họ, và chính mình Con cũng ở trong họ nữa. Giăng 17:20-26

2.      Phép báp-tem của Đấng Christ là gì?

     Là sự chôn.

Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp tem trong Ðức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp tem trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp tem trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau: vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa. Vì ai đã chết thì được thoát khỏi tội lỗi. Vả, nếu chúng ta đã cùng chết với Ðấng Christ, thì chúng ta tin rằng mình cũng sẽ sống lại với Ngài, Roma 6:3-8

Vậy phép báp-tem mang ý nghĩa là sự chôn đi con người tội lỗi trong sự chết của Đấng Christ. Tức là người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa. Vì ai đã chết thì được thoát khỏi tội lỗi.

Khi Chúa của chúng ta tức là Đấng Christ bị đóng đinh và chết trên thập tự thì người ta đem chôn Ngài trong huyệt.

Bấy giờ là ngày sắm sửa, nghĩa là hôm trước ngày Sa-bát; khi đã chiều tối, có một người tên là Giô-sép, Ở thành A-ri-ma-thê, là nghị viên tòa công luận có danh vọng, cũng trông đợi nước Ðức Chúa Trời. Người bạo gan đến Phi-lát mà xin xác Ðức Chúa Jêsus. Phi-lát lấy làm lạ về Ngài chết mau như vậy, bèn đòi thầy đội đến mà hỏi thử Ngài chết đã lâu chưa. Vừa nghe tin thầy đội trình, thì giao xác cho Giô-sép. Người đã mua vải liệm, cất xác Ðức Chúa Jêsus xuống khỏi cây thập tự, dùng vải liệm vấn lấy Ngài, rồi để xác trong huyệt đã đục trong hòn đá lớn, đoạn, lăn một hòn đá chận cửa huyệt lại. Vả, Ma-ri Ma-đơ-len cùng Ma-ri mẹ Giô-sê, đều thấy chỗ táng Ngài. Mac 15:42-47

Chúng ta thấy họ đem xác Ngài để trong huyệt rồi lăn hòn đá lớn chận cửa huyệt lại. Vậy thì từ lúc chết đến lúc đặt xác Ngài trong huyệt chúng ta còn thấy xác Ngài, nhưng đến lúc lăn hòn đá lại thì chỉ còn thấy cái huyệt mà trong đó có xác Ngài mà thôi. Đấng Christ đã được chôn trong huyệt ba ngày như lời Ngài phán.

Như vậy sự chôn có nghĩa là làm cho cái gì đó mất đi không còn thấy nữa, việc an táng của thời kỳ Đấng Christ và chúng ta ngày nay không khác nhau vì về mặt ý nghĩa đều là đem xác chết đi chôn dưới lòng đất hoặc trong huyệt để cách ly xác chết với thế giới sự sống.

Xem thêm các đoạn kinh thánh nói về việc chôn.

Ðức Chúa Jêsus bèn nói tỏ tường cùng môn đồ rằng: La-xa-rơ chết rồi. Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin; nhưng chúng ta hãy đi đến cùng người. Nhơn đó, Thô-ma, gọi là Ði-đim, nói với môn đồ khác rằng: Chúng ta cũng hãy đi tới đó đặng chết với Ngài! Khi Ðức Chúa Jêsus đến nơi, thấy đã chôn La-xa-rơ trong mộ bốn ngày rồi. Giăng 11:14-17

Bấy giờ, Ðức Chúa Jêsus lại đau lòng nữa, bèn đến phần mộmộ bằng một cái hang, trước cửa hang có một hòn đá chận lại. Ðức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy lăn hòn đá đi. Ma-thê, là em gái kẻ chết, thưa rằng: Lạy Chúa, đã có mùi, vì người nằm đó bốn ngày rồi. Giăng 11:38-39

Như trên cho thấy xác chết thì phải đem chôn, một khi đã chôn thì không còn thấy xác nữa.

Tiên tri Giô-na muốn chết để không vâng phục ý định của Đức Chúa Trời nên Ngài đem Giô-na đi chôn trong bụng cá lớn ba ngày. Nội trong ba ngày đó như là âm phủ đối với Giô-na và ông ăn năn cùng Đức Chúa Trời. Nên Ngài đem ông ra khỏi bụng cá tức khỏi cái mồ bằng bụng cá đã chôn Giô-na. Việc của tiên tri Giô-na là việc tương tự như từ kẻ chết sống lại vậy và là hình bóng cho sự chết và chôn của Đấng Christ.

Ngài đáp rằng: Dòng dõi hung ác gian dâm này xin một dấu lạ, nhưng sẽ chẳng cho dấu lạ khác ngoài dấu lạ của đấng tiên tri Giô-na. Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm. Ðến ngày phán xét, dân thành Ni-ni-ve sẽ đứng dậy với dòng dõi nầy mà lên án nó, vì dân ấy đã nghe lời Giô-na giảng và ăn năn; mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn Giô-na! Mathiơ 12:39-41

Như vậy phép báp-tem là sự chôn. Mà chôn cái gì? Chôn con người tội lỗi, người bị định phải chết, người tánh xác thịt.

     Chôn ở đâu hay chôn bằng cái gì?

Chúng ta biết rằng phép báp-tem là mạng lịnh của Đức Chúa Trời truyền Giăng để chuẩn bị lòng người chịu báp-tem để đón nhận Đấng Christ, và cũng là phép báp-tem làm cho Đức Chúa Jêsus để bày tỏ ra Ngài là con Đức Chúa Trời. Phép báp-tem của Giăng và của Đấng Christ chỉ khác nhau ở mục đích chịu phép báp-tem còn phương cách là giống nhau.

Trước khi Đấng Christ làm hoàn thành ý Đức Chúa Trời thì phép báp-tem của Giăng đã có. Yếu tố cần có để làm báp-tem cho người chịu là nước.

Họ lại hỏi rằng: Nếu ông chẳng phải Ðấng Christ, chẳng phải Ê-li, chẳng phải đấng tiên tri, thì cớ sao ông làm phép báp tem? Giăng trả lời: Về phần ta, ta làm phép báp tem bằng nước; nhưng có một Ðấng ở giữa các ngươi mà các ngươi không biết. Ấy là Ðấng đến sau ta, ta chẳng đáng mở dây giày Ngài. Những việc đó đã xảy ra tại thành Bê-tha-ni, bên kia sông Giô-đanh, là nơi Giăng làm phép báp tem. Qua ngày sau, Giăng thấy Ðức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Ðức Chúa Trời, là Ðấng cất tội lỗi thế gian đi. Ấy về Ðấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta. Về phần ta, ta vốn chẳng biết Ngài; nhưng ta đã đến làm phép báp-tem bằng nước, để Ngài được tỏ ra cho dân Y-sơ-ra-ên. Giăng lại còn làm chứng nầy nữa: Ta đã thấy Thánh Linh từ trời giáng xuống như chim bồ câu, đậu trên mình Ngài. Về phần ta, ta vốn không biết Ngài; nhưng Ðấng sai ta làm phép báp-tem bằng nước có phán cùng ta rằng: Ðấng mà ngươi sẽ thấy Thánh Linh ngự xuống đậu lên trên, ấy là Ðấng làm phép báp-tem bằng Ðức Thánh Linh. Giăng 1:25-33

Phép báp-tem của Đức Chúa Jêsus Christ làm bằng nước và Đức Thánh Linh.

Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Ðức Chúa Trời. Giăng 3:5

Bấy giờ Phi-e-rơ lại cất tiếng nói rằng: Người ta có thể từ chối nước về phép báp-tem cho những kẻ đã nhận lấy Ðức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng? Người lại truyền làm phép báp-tem cho họ nhân danh Ðức Chúa Jêsus Christ. Họ bèn nài người ở lại với mình một vài ngày. Công vụ 10:47-48

Hai người đương đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báp-tem chăng? Phi-líp nói: Nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được. Hoạn quan trả lời rằng: Tôi tin rằng Ðức Chúa Jêsus Christ là Con Ðức Chúa Trời. Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nướcvà Phi-líp làm phép báp-tem cho hoạn quan. Công vụ 8:36-38

Như trên cho thấy một người tái sanh thì phải nhờ nước và Đức Thánh Linh, mà nước ở đây tức nước về phép báp-tem hay chôn bằng nước, trong nước. Vậy phép báp-tem là sự chôn bằng nước. Như vậy cần nhiều nước để chôn.

Khi ấy, Ðức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-tem. Mathiơ 3:13

Vả, trong những ngày đó, Ðức Chúa Jêsus đến từ Na-xa-rét là thành xứ Ga-li-lê, và chịu Giăng làm phép báp-tem dưới sông Giô-đanh. Mac 1:9

Kế đó, Ðức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giu-đê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báp tem. Giăng cũng làm phép báp tem tại Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến đặng chịu phép báp tem. Giăng 3:22-23

Như vậy như người ta chôn người chết trong lòng đất thể nào, thì ngươi bị chôn trong phép báp-tem bằng nước cũng thể ấy, nghĩa là sự nhận chìm, nhúng chìm, ngập sâu trong nước. Vì nước như một cái huyệt để chôn xác chết, mà Đấng Christ đã bị chôn trong lòng đất không thấy xác nữa thì chúng ta cũng phải bị chôn trong nước mà không thấy thân thể nữa, tức là phải chìm ngập hoàn toàn trong nước không để cho một chi thể nào còn xót lại trên mặt nước, phải chìm hoàn toàn.

Không có việc vẩy (rẩy, dội) nước hay tưới nước gì hết, vì mạng lịnh là chôn.

Anh em đã bởi phép báp-tem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại. Côlôse 2:12
41 Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.Trở lại bài giảng của Sứ Đồ Phi-e-rơ trong Công-vụ đoạn 2.

47 …Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.

Như vậy sau khi nghe Tin Lành Đấng Christ về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ thì có khoảng độ 3000 người nhận lấy Tin Lành Đấng Christ và chịu phép báp-tem. Sau khi chịu phép báp-tem thì kinh thánh xác nhận họ được cứu khi được cứu lập tức họ được thêm vào Hội Thánh bởi Chúa. Trước khi đến mục tiếp theo chúng ta cùng nhận biết một số hình bóng về đức tin trong Đấng Christ.

IV. TÓM LẠI.

  • Nguồn gốc sự cứu rỗi từ đâu mà đến?
  • Từ Đức Chúa Trời.
  • Ai là Đấng cứu chuộc loài người?
  • Đức Chúa Jêsus Christ.
  • Ai là đấng trung bảo?
  • Đức Chúa Jêsus Christ.
  • Bởi danh nào mà loài người được cứu?
  • Danh Christ.
  • Điều gì cứu loài người?
  • Việc làm của Đấng Christ tức sự chết và đổ huyết trên thập tự, chôn và sống lại cầm quyền trên trời.
  • Lời của Đấng Christ.
  • Bằng cách nào Tin Lành đến với tội nhân.
  • Qua Các Sứ Đồ.
  • Khi nào loài người được cứu?
  • Chịu phép báp-tem đi vào trong Đấng Christ, mặc lấy Đấng Christ.

 Có hai phần chúng ta cần nắm vững.

  • Ý muốn của Đức Chúa Trời muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật. Được cứu trong Đấng Christ và nhận Đức Thánh Linh để hiểu biết lẽ thật.
  • Vì ý muốn đó chức vụ Sứ Đồ được chỉ định để dạy mọi người về đức tin và lẽ thật.

     Trách nhiệm của chức vụ Sứ Đồ là:

a)      Giảng về Đấng Christ – rao tin lành Đấng Christ.

1)      Ai tin và chịu phép báp-tem, sẽ được rỗi. Các Sứ Đồ làm phép báp-tem cho người tin Đấng Christ. Đây Là Đức Tin.

2)      Các Sứ Đồ dạy người đã tin vâng giữ hết mọi điều Đấng Christ truyền. Tức là Đức Thánh Linh bày tỏ và dẫn dắt Các Sứ Đồ vào mọi lẽ thật về Đấng Christ để truyền lại cho người đã tin. Đây Là Lẽ Thật.

     Trách nhiệm của người tin.

b)      Nghe tin lành Đấng Christ từ Các Sứ Đồ.

1)      Tin và chịu phép báp-tem để được cứu rỗi trong Đấng Christ.

2)      Vâng giữ hết mọi lẽ thật về Đấng Christ được truyền từ Đức Thánh Linh qua Các Sứ Đồ. Cùng đứng vững vàng trong Tin Lành Đấng Christ.

Về Tác Giả

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Dàn Bài